KIẾN THỨC, THỰC HÀNH XỬ TRÍ SỐT CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Sốt là một triệu chứng, dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ em và là một lý do phổ biến khiến các bậc cha mẹ đưa con em đi đến cơ sở y tế. khi trẻ bị sốt, việc chăm sóc tại nhà cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết vì không nhất thiết tất cả trẻ bị sốt đều phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều các ông bố, bà mẹ xử trí không đúng khi con bị sốt. Nếu cha mẹ thiếu kiến thức và xử trí khi trẻ bị sốt không đúng thì chẳng những không mang lại hiệu quả tốt mà đôi khi còn gây ra những ảnh hưởng không tốt có hại cho sức khỏe của trẻ hoặc sẽ làm cho bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Vừa qua, nhóm tác giả nghiên cứu Võ Thị Kim Anh trường Đại học Thăng Long cùng cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài kiến thức, thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của cha, mẹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019.
Theo tác giả nghiên cứu, đây là nghiên cứu cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các cha, mẹ đến khám cho trẻ tại Phòng khám Nhi với lý do bất kỳ của trẻ (kể cả sốt) và đã từng có xử trí sốt cho con là trẻ dưới 5 tuổi tại nhà trong thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019. Tác giả Võ Thị Kim Anh báo cáo, trong 445 đối tượng phỏng vấn, trên 30 tuổi chiếm 60,2%. Về dân tộc thì dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (86,7%), tiếp đến là S’Tieng (7,2%), dân tộc Tày chiếm 6,1%. Về số con chủ yếu là từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 33,5%. Trình độ học vấn: Chiếm tỷ lệ cao nhất là THPT và THCS. Nghề nghiệp công nhân có tỷ lệ cao nhất với 33,9%. Về mối quan hệ với trẻ, mẹ của trẻ là chủ yếu với 71,7%, cha của trẻ 28,5%.
Tác giả phân tích, về xác định nhiệt độ khi trẻ bị sốt: 73,5% đối tượng nghiên cứu xác định đúng nhiệt độ sốt của trẻ. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các bậc cha mẹ không biết nhiệt độ sốt của trẻ. Thậm chí, có người còn cho rằng trẻ sốt khi nhiệt độ là 35 độ C. Điều này chứng tỏ họ hoàn toàn không có kiến thức gì về nhiệt độ cơ thể. Kết quả nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thụy Khánh Linh (59,5%) và của Abubaker (38,4%). Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu, đối tượng phần lớn trên 30 tuổi, vì vậy họ đã từng bị sốt hoặc đã chứng kiến , chăm sóc cho người thân trong gia đình khi bị bệnh. Vì vậy, họ biết rõ nhiệt độ khi bị sốt. Có 68,1% các bậc cha mẹ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ trên 38 độ C. 3,6% không biết rõ ngưỡng nhiệt độ bao nhiêu thì sử dụng thuốc hạ sốt. Tỷ lệ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ từ khoảng 38 độ C chiếm tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu, có thể là do các bậc cha mẹ chưa rõ lợi ích về sốt, lo lắng sợ trẻ bị sốt cao co giật nên đã cho dùng thuốc rất sớm. Về kiến thức về ngưỡng nhiệt độ cần thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh, có 44,7% cha mẹ có kiến thức đúng cho rằng đưa trẻ đi khám bệnh khi nhiệt độ là 39 độ C. Tỷ lệ này tương đối phù hợp với các tài liệu hướng dẫn của ngành y tế về cách chăm sóc và xử trí khi trẻ bị sốt tại nhà. Tỷ lệ trả lời đúng về mức nhiệt độ cần thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh ở mức cao. Nhưng vẫn còn một số ý kiến cho rằng phải đi khám bệnh ngay từ khi nhiệt độ trẻ <37 độ C và một số ý kiến cho rằng nhiệt độ cần đi khám bệnh là từ 40-41 độ C. Có sự khác biệt này có thể là một số các bậc cha mẹ rất quan tâm đến sức khỏe của con nhưng thiếu kiến thức, cảm thấy lo lắng khi con bị sốt nhẹ, không sốt nhưng có một vài triệu chứng khác thường. Và ngược lại, một số quan niệm cho rằng chỉ khi sốt cao mới cần đi khám bệnh. Trường hợp này có thể đối tượng thiếu kiến thức hoặc không quan tâm nhiều các nội dung tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế.
Kiến thức về nhiệt độ cần thiết phải lau mát: theo hướng dẫn chuyên môn, nhiệt độ cần tiến hành lau mát cho trẻ từ >39 độ C. Có 61,1% cha mẹ có kiến thức đúng về vấn đề này. Về những bất lợi cho trẻ khi lau mát, 66,1% có kiến thức đúng rằng lau mắt sẽ làm trẻ rùng mình, quấy khóc. Kết quả này đúng trong thực tế. Khi lau mát sẽ làm trẻ hạ nhiệt độ, cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại và hiện tượng trẻ rùng mình một hiện tượng cụ thể ghi vào trí nhớ của các bậc cha mẹ. Trẻ bị rùng mình, quấy khóc còn một yếu tố nữa là khi lau mát cho trẻ, một số người ngại dùng nước ấm, sợ trẻ sốt cao hơn, nên sử dụng nước lạnh làm cho trẻ giảm thân nhiệt nhanh, rùng mình, quấy khóc.
Về đường sử dụng thuốc: Kết quả nghiên cứu có đến 78,7% đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc bằng đường uống, chỉ có 21,3% sử dụng thuốc qua đường hậu môn. Tác giả cho biết, trong nghiên cứu có 25,2% lựa chọn hạ sốt bằng phương pháp sử dụng miếng dán. Thành phần chủ yếu của miếng dán hạ sốt là hydrogel, đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng chúng hút một lượng nước khá lớn ở vùng da được dán miếng dán, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài tại vùng da này, không có tác dụng toàn thân. Điều quan trọng đáng chú ý là cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay thế được thuốc trong điều trị sốt cho trẻ.
Hữu Cao
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòaá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất xét nghiệm huyết học
Chào giá sửa chữa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước